thép hình
Tình hình gian lận liên quan đến mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu đang có nhiều những diễn biến vô cùng phức tạp. Sau khi chính phủ Việt Nam áp dụng chính sách phòng vệ thương mại cho thép trong nước các diễn biến về gian lận trong thị trường xuất nhập khẩu sắt thép càng đáng lo ngại hơn.
Thép hình

Tình hình gian lận thương mại trong nhập khẩu sắt thép thể hiện rõ nhất ở khi đội kiểm soát Hải quan phối hợp với chi cục hải quan của khẩu cảng Sài Gòn, chi cục hải quan Biên Hòa và công an TP.HCM đã bắt giữ hơn 6.307 tấn sắt thép. Với tổng giá trị là gần 3 triệu USD nhập khâu có sai phạm và đang trốn thuế để qua cảng Bến Nghé.
Đây là một chiêu gian lận hết sức tinh vi khi nhập khẩu thép hình không gỉ thành phẩm cán nguội, trong đấy thép không gỉ đang là mặt hàng bị áp thuế chống bán phá giá tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã khai báo các mặt hàng này dưới dạng thép tấm, thép cuộn, thép i, thép h....Bởi vì thế nên Bộ Công Thương đã loại trừ mặt hàng này và không áp thuế tự vệ, tuy nhiên nhờ nghiệp vụ cao nên các chiến sĩ ở đội hải quan đã phát hiện kịp thời và bắt gọn được những mặt hàng gian lận này.
Ngoài ra doanh nghiệp khai thác thép không gỉ cán nguội thành thép không gỉ cán nóng, đồng thời cố tình khai báo sai xuất sứ nhập khẩu, thép không gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc lại được khai báo thành thép không gỉ nhập khẩu từ Hàn Quốc và từ những quốc gia không áp thuế bán phá giá khác để lẩn tránh xuất xứ, thế nên các mặt hàng này chỉ bị áp thuế xuất nhập khẩu thép không gỉ cán nguội là 10%, trốn thuế chống bán phá giá là từ 17% đến 25%.
Ngoài ra doanh nghiệp vi phạm còn có hành vi khai báo khác chủng loại. Ví dụ từ thép Inox 304 sang thép Inox 2014CU, từ giá cao ngất ngưởng xuống còn thấp hơn. Hoặc có nhiều trường hợp doanh nghiệp khai báo sai mã HS, khai báo từ thép không gỉ thành nhóm mã HS khác.
Cách để lật tẩy và giải quyết vi phạm

Tuy hành vi gian lận của các doanh nghiệp khá tinh vi, nhưng mà nhờ sự nhạy bén và nghiệp vụ chuyên nghiệp của các cán bộ và cảnh sát hải quan thì có nhiều cách để lật tẩy những gian lận này.

Với những trường hợp thép không gỉ thành phẩm cán nguội được khai báo dưới dạng FullHard, lúc kiểm tra bằng mắt thường thì bề mặt thành phẩm có dính dầu và rất cứng, màu sắc khá tôi, bề mặt nhám chưa thực hiện ủ. Trong khi đó đối với bề mặt những sản phẩm thép u, thép không gỉ cán nguội thực sự sẽ rất sạch sẽ vì đã trải qua rất nhiều nhưng công đoạn xử lý. Khi kiểm tra tính cơ học hoặc lý tính thì thép không gỉ cán nguội thì độ cứng bề mặt đạt từ 140-250 HV còn FullHarv có độ cứng 320-480 HV.
Đối với trường hợp số nhập khẩu thép không gỉ từ Trung Quốc được chuyển sang Hàn Quốc hoặc những quốc gia không bị áp thuế chống bán phá giá để lẩn tránh xuất xứ thì chỉ bị áp thuê nhập khẩu là 10%. Đối với trường hợp này rất phức tạp, vì phải kiểm tra lại quá trình luân chuyển hàng hóa, phân tích lại lịch trình từ lúc sản phẩm lên tàu, so sánh tên tàu ghi đơn vận chuyển và tên tàu ghi trên C/O và một số những thông tin khác về năng lực sản xuất của quốc gia đó với mặt hàng này.

Còn đối với những sản phẩm cố ý khai báo sai lệch chủng loại như từ Inox 304 mà sang Inox 204CU hay 430 thì có thể sử dụng nam châm để thử từ tính. Các sản phẩm 304 không hút được nam châm còn 204CU và 430 thì hút nam châm.
Ngoài ra cảnh sát hải quan cũng nên lấy mẫu sản phẩm về để phân tích những thành phần hóa học có trong thép và thử các đặc tính cơ học cũng như vật lý của sản phẩm để đánh gia đúng và đưa ra kết luận chính xác nhất.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về tình hình thị trường thép không gỉ của Việt Nam trong những năm trở lại đây. Thị trường biến động khiến cho các mặt hàng sắt thép của Việt Nam như thép hình, thép tấm, thép ốngthép hộp cũng có những biến đổi mạnh.

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Bản đồ
Đăng ký tư vấn